Gỗ công nghiệp MDF là dòng gỗ công nghiệp được sử dụng phổ biến hiện nay. Nếu bạn đang băn khoăn không biết vì sao nó lại có tên là MDF và cụ thể tính chất của nó như thế nào.
Vậy thì cùng Nội thất Winli tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây nhé!
1.Gỗ MDF là gì?
Khái niệm MDF là viết tắt của Medium Density Fiberboard, có nghĩa là ván sợi mật độ trung bình. MDF thuộc loại gỗ nhân tạo có độ bền cơ lý cao, kích thước lớn, phù hợp với công nghệ sản xuất đồ mộc nội thất trong vùng khí hậu nhiệt đới. Trên thị trường hiện có 3 loại chính là thường, chịu nước và phủ melamine, veneer, acrylic, laminate.
Trong đó, MDF trơn là loại phổ biến nhất, khi sử dụng thường được phủ veneer, sơn hoặc phủ PU. Để phân biệt ba loại này, người ta dựa vào thông số cơ vật lý, các thông số về độ dày và cách xử lý bề mặt của tấm ván.
2. Cấu tạo gỗ MDF
Xét về cấu tạo thì gỗ MDF là loại gỗ ván ép sợi công nghiêp có thành phần chủ yếu à những sợi gỗ nhỏ kết hợp cùng với các loại phụ gia như keo, chất làm cứng, chất bảo vệ gỗ, Parafin…
- Tỷ trọng ( kg/m 3)
- Độ bến uốn gãy (MOR) (đơn vị MPa)
- Modul uốn (MOE) ( đơn vị MPa)
- Độ bền liên kết nội (đơn vị MPa)
- Lực giữ đinh vít ( đơn vị N)
- Độ trương nở trong nước ( tính theo phần trăm tỷ lệ )
- Độ hấp thụ nước ( %)
- Độ bền chịu nước (MOR,MOE của sản phẩm ngâm trong nước)
- Lượng formaldehyde thải ra (ppm)
3. Các loại gỗ MDF phổ biến
Gỗ MDF trơn
Gỗ MDF trơn có thể hiểu đơn giản là các tấm ván thành phẩm chưa được phủ bề mặt. Do đó, nó thường được các xưởng nội thất mua về để gia công thành hình dáng và sơn màu theo mong muốn của mình.
Gỗ MDF phủ Melamine
Gỗ MDF phủ melamine các tấm ván MDF thành phẩm đã được phủ bề mặt melamine, với loại này chủ xưởng chỉ cần mua về và gia công thành hình dáng mong muốn mà không cần sơn phủ gì thêm nữa.
Gỗ MDF phủ Laminate
Tương tự như trên, với gỗ MDF phủ Laminate cũng là miếng ván MDF thành phẩm đã được phủ về mặt laminate, chủ xưởng mua về cũng không cần sơn phủ gì thêm.
Gỗ MDF phủ Acrylic được hiểu là các tấm ván mdf thành phẩm đã được phủ bề mặt Acrylic. Các xưởng nội thất mua về gia công thành hình dáng mong muốn mà không cần phải sơn phết lên sản phẩm.
Gỗ MDF lõi xanh chống ẩm là dòng ván MDF cao cấp. Các tấm ván MDF thành phẩm đã được thêm phụ gia kháng ẩm và nhuộm thành màu xanh. Các xưởng nội thất mua về gia công thành hình dáng mong muốn sau đó sơn theo ý thích.
Gỗ MDF lõi xanh có thể phủ melamine, laminate hay carylic tùy theo yêu cầu của người sử dụng.
4. Ưu và nhược điểm của gỗ ván MDF
Ưu điểm gỗ MDF
- Không bị cong vênh, không bị co ngót hay mỗi mọt như gỗ tự nhiên.
- Bề bặt phẳng nhẵn.
- Gỗ MDF có độ dẻo và mềm
- Dễ dàng sơn lên bề mặt hoặc dán các chất liệu khác lên trên như veneer, laminate, melamine, acrylic.
- Có số lượng nhiều và đồng đều.
- Giá thành rẻ hơn gỗ tự nhiên nhiều.
- Thời gian gia công nhanh.
Nhược điểm MDF
- MDF thông thường có khả năng chịu nước kém.
- MDF xanh chống ẩm tốt hơn.
- MDF không trạm trổ được như gỗ tự nhiên.
- Độ dầy của gỗ cũng có giới hạn nếu làm những đồ vật có độ dày cao thì phải ghép nhiều tấm gỗ lại.
5. Thành phần phần trăm gỗ MDF
Thành phần chính của gỗ công nghiệp MDF bao gồm: khoảng 75% nguyên liệu được làm từ gỗ tự nhiên, 10 – 15% các loại keo kết dính, 5 – 10% nước và dưới 1% là các thành phần phụ gia khác như chất làm cứng, chất bảo vệ gỗ không bị mối mọt, trầy xước, Parafin…
6. Kích thước gỗ MDF phổ biến
- Kích thước phổ biến của ván gỗ MDF hiện nay là 1220 x 2440 và 1830 x 2440 (mm).
- Độ dày gỗ MDF trung bình khoảng: 12, 15, 16, 17, 18, 20, 21 mm.
- Ván ép MDF có độ dày cao khoảng: 24, 25, 30, 32, 32.8 mm.
7. Quy trình sản xuất gỗ MDF
Để làm ra ván gỗ MDF phải trải qua nhiều công đoạn bóc tách, xử lý mới cấu thành hoàn thiện. Cụ thể như sau:
– Bước 1: Các loại gỗ vụn hoặc nhánh cây bắt đầu đưa vào bên trong của máy nghiền để nghiền nát như sợi, các sợi gỗ được gọi là Cellulose tiếp đến đưa qua bồn rửa để loại bỏ đi tạp chất và nhựa sót lại.
– Bước 2: Đưa chúng vào trong máy trộn kết hợp 1 mớ hỗn hợp chất khác: keo, bột gỗ, chất kết dính, chât sbaor vệ gỗ chống lại những mối mọt về sau, bột độn,..sau đó ép thành những miếng ván gỗ có kích thước khác nhau (Kích thước ván: 3 ly, 6 ly, 9 ly, 15 ly, 25 ly, …và cùng với đo kích thước ván phổ biến là 1220 x 2440 mm.)
Đó mới chỉ là quy trình sơ bộ để xử lý tạp chất vụn gỗ và cấu thành ván gỗ MDF thôi, còn về quy trình sản xuất và cho ra thành phẩm gỗ MDF thiết thực có 2 quy trình, 2 quy trình này được ứng dụng chính trong ngành công nghiệp sản xuất gỗ MDF trên thị trường là:
Quy trình sản xuất MDF ướt
Công đoạn bắt đầu cho quy trình này bằng cách phun nước lên trên bột gỗ và để 1 thời gian cho chúng vón lại, sau đó cào phần vón đó ra trên mâm ép rồi đem đi ép sơ 1 lần. Lấy 1 miếng MDF vừa cán ép ra đem đi cán hơi ở nhiệt độ rất cao để nén chặt bề mặt lại.
Quy trình sản xuất gỗ MDF khô
Xuất khô thì khác xa xuất ướt, khi đó keo và những chất phụ gia hỗ trợ sẽ được phun lên bột gỗ (phần này cần đến máy trộn và sấy). Tiếp theo là bạn ép keo để phân tầng sợi đó, rồi đem qua máy ép gia nhiệt – thực hiện bước này 2 lần liên tiếp (nhiệt độ rất cao nhằm cho hơi nước bay ra để làm rắn keo lại).
Trên đây là những thông tin cơ bản nhất về gỗ MDF hiện đang được sử dụng trong sản xuất nội thất hiện nay. Mặc dù là gỗ công nghiệp nhưng cấu tạo và quy trình sản xuất của gỗ MDF vẫn rất cẩn thận, người dùng có thể yên tâm lựa chọn sử dụng nhé!